Hội chứng sinh viên y khoa

 

Hội chứng sinh viên y khoa (Medical students' disease, còn gọi là second year syndrome (hội chứng năm thứ hai) hoặc intern's syndrome (Hội chứng sinh viên thực tập) là một tình trạng thường xuyên được tường thuật trong giới sinh viên y khoa, tự cảm thấy mình trải qua những triệu chứng của một căn bệnh mà họ đang học.


Ví dụ, khi học bệnh Hodgkin, một sinh viên y khoa cảm thấy phía sau tai hoặc cổ của anh ta có các hạch bạch huyết nhỏ (thực tế đó là hoàn toàn bình thường), và nghĩ rằng mình mắc bệnh Hodgkin.


George Lincoln Walton, một nhà thần kinh học tại Boston, đã mô tả hội chứng này trước đây hơn một thế kỷ (năm 1908) trong một cuốn sách gọi có tên Why worry ? (Sao phải lo lắng?) Ông viết cuốn sách này sau khi phát hiện ra vào nhiều Giáo sư y khoa liên tục bị các sinh viên hỏi tư vấn vì họ lo sợ mắc phải những bệnh mà họ đang học. 


Biết vị trí giải phẫu của ruột thừa khiến những cảm giác vô hại nhất ở vùng đó thành các triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa (p. 74).


Các nghiên cứu trong năm 1960 cho thấy rằng 70 đến 80 % những sinh viên y khoa đã từng có những stress về bệnh tật trong quá trình học tập. Trong thời gian học tập nghiên cứu, sinh viên y khoa phải học các danh sách khác nhau về các hội chứng và dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh. Họ cảm thấy họ cũng đang có một số dấu hiệu và triệu chứng đó, lo lắng mình đang mắc bệnh.


Ví dụ, khi nghiên cứu một khối u não, một trong những dấu hiệu chính là đau đầu. Khi họ cảm thấy nhức đầu, họ tin rằng nó được gây ra bởi một khối u trong não.


Trên thực tế, hội chứng sinh viên y khoa không chỉ giới hạn ở sinh viên y khoa mà có thể ở bất cứ ai, với cái tên đầy đủ theo ICD 10 là "rối loạn nghi bệnh", việc chẩn đoán xác định cần có thời gian theo dõi là trên 6 tháng, còn dưới 6 tháng thì chỉ gọi là "rối loạn nghi bệnh thoáng qua". Một phần nguyên nhân xảy ra hội chứng này là khi ai đó đọc hay tìm hiểu về một căn bệnh hoặc rối loạn và sau đó bắt đầu tin rằng mình đang bị bệnh hay rối loạn ấy.


Hội chứng này trở nên phổ biến hơn và có thể được tìm thấy trong công chúng nói chung khi người ta bắt đầu sử dụng Internet. Bệnh nhân hiện nay thường tìm kiếm thông tin trước về các bệnh hoặc triệu chứng bệnh trên các trang web hay qua các công cụ tìm kiếm như google, trước khi nhận ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ. Không ít người đã cảm thấy khó chịu, hoặc suy sụp tinh thần khi tìm thấy các triệu chứng mà mình gặp tương tự như triệu chứng từ một bệnh mạn tính, hay hiếm gặp nào đó. Đây là mặt xấu của thông tin qua Internet, đặc biệt là nếu họ tham khảo những vấn đề về sức khỏe từ những nguồn thông tin không chính xác.


Một số người khi chứng kiến cái chết do bệnh hiểm nghèo của người thân hay những người xung quanh hoặc chính bản thân từng trải qua một bệnh lý hiểm nghèo mà đã chữa khỏi cũng có thể mắc loại hội chứng này.

Cẩn thận với bác sĩ Google

Năm 2001, nghiên cứu của Moss-Morris R & Petrie KJ (2001) chứng minh rằng hội chứng này tồn tại, và ông đề nghị nó phải được coi như tình trạng thông thường chứ không phải là một loại bệnh tâm thần. Những nhà giáo dục y khoa cảm thấy rằng điều này nên đưa hội chứng này vào giảng dạy cho sinh viên y khoa khi họ bước vào chương trình học, sẽ làm giảm căng thẳng cho sinh viên. Những nạn nhân của hội chứng này có thể ngần ngại hỏi ý hay nói chuyện, vì sợ có vẻ lố bịch hoặc sợ rằng triệu chứng như vậy không phải là một dấu hiệu tốt.


Tiến sĩ Derek Puddester (Giám đốc của trường y khoa của các chương trình y tế tại Đại học Ottawa) cho biết, Cũng có những trường hợp bên được sinh viên tự chuẩn đoán là chính xác. Và như vậy không nên xem thường những triệu chứng bệnh mà sinh viên tự nhận thấy để tránh bỏ sót bệnh.

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN