Hẹp hậu môn sau mổ trĩ



Sau phẫu thuật vùng hậu môn - trực tràng, một biến chứng có thể gặp là hẹp hậu môn. Trong trường hợp này, cần thực hiện nong hậu môn sau phẫu thuật để đảm bảo chức năng bình thường của hậu môn - trực tràng, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.



1. Biến chứng hẹp hậu môn sau phẫu thuật hậu môn - trực tràng

Có nhiều bệnh lý liên quan tới vùng hậu môn - trực tràng. Các bệnh ở khu vực này thường phải điều trị phối hợp nội - ngoại khoa, do nhiều bác sĩ thực hiện nên việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải phù hợp với bệnh, giai đoạn bệnh, bệnh nhân và ưu tiên phương pháp có hiệu quả, an toàn nhất cho người bệnh.

Về phẫu thuật hậu môn - trực tràng, cần tuân thủ nguyên tắc bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống cơ thắt vùng hậu môn để đảm bảo chức năng tự chủ của ống hậu môn. Đồng thời, không tạo ra các sẹo làm biến dạng vùng tần sinh môn, ống hậu môn - trực tràng gây đau, ảnh hưởng tới chức năng đại tiện.

Hậu môn - trực tràng là vùng rất nhạy cảm với cảm giác đau, nóng - lạnh, áp lực và có thể gây nhiều phản xạ như bí đái, ngừng tim,... Một trong những tai biến thường gặp sau phẫu thuật vùng hậu môn - trực tràng là hẹp hậu môn, đặc biệt là hẹp hậu môn sau mổ trĩ.


Hẹp Hậu môn - trực tràng

2. Hẹp hậu môn là gì?

Hẹp hậu môn là tình trạng hậu môn không mở hết để có thể dễ dàng tống phân ra ngoài. Hẹp hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thường gặp là biến chứng sau phẫu thuật vùng hậu môn - trực tràng, nhất là phẫu thuật trĩ. Cụ thể:

  • Có khoảng 5 - 10% các trường hợp cắt trĩ gặp biến chứng hẹp hậu môn với nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, đắp lá vào hậu môn hoặc tiêm xơ làm rụng các búi trĩ cũng có thể gây sẹo hẹp hậu môn;
  • Hẹp hậu môn sau phẫu thuật cắt đại trực tràng - hậu môn, đặc biệt trong những trường hợp có biến chứng rò miệng nối;
  • Hẹp hậu môn sau cắt đốt hay cắt tại chỗ các u hậu môn - trực tràng.

Về triệu chứng, một vài bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng trong khi số khác thường xuyên bị táo bón. Trước khi đại tiện, bệnh nhân bị đau quặn bụng, khi đại tiện phải rặn nhiều, bị đau tức ở vùng hậu môn. Số khác có triệu chứng chảy máu khi đại tiện, phân dẹt và nhỏ. Bệnh nhân hẹp hậu môn thường phải dùng thuốc xổ với liều lượng tăng dần hoặc phải thụt tháo để dễ đại tiện. Các triệu chứng khác gồm chảy máu, nứt hậu môn, đau, chảy dịch (nếu bị sa niêm mạc) khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt,...


FLEET ENEMA là thuốc chuyên dùng để bơm thụt tháo hậu môn khi táo bón.
Tham khảo nơi mua

Với các trường hợp hẹp hậu môn, thái độ xử trí và phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí hẹp, mức độ của thương tổn. Thông thường, bệnh nhân được khuyên nên thay đổi chế độ sinh hoạt: ăn uống theo chế độ nhuận tràng, dùng thuốc làm tăng khối lượng phân, bơm dầu vào trực tràng, thụt tháo phân,... Ngoài ra, người bệnh còn có thể nong hậu môn để đi đại tiện bình thường, phục hồi chức năng hậu môn.

Bộ dụng cụ thụt tháo đại tràng. Tham khảo nơi mua


3. Cách nong hậu môn sau mổ

Có 2 cách nong hậu môn sau mổ là:

  • Nong hậu môn bằng tay: Thường chỉ định cho những trường hợp bị hẹp hậu môn ở thấp. Đây là một hình thức cắt cơ thắt nhưng vị trí cắt không chủ động và kết quả khá thất thường, hay bị hẹp lại;
  • Nong hậu môn bằng dụng cụ: Chỉ định cho những trường hợp bị hẹp hậu môn ở cao. Thủ thuật nong hậu môn thường sử dụng chủ yếu cho các trường hợp bị hẹp hậu môn sau điều trị trĩ bằng phẫu thuật, nhất là các trường hợp bị trĩ vòng. Cách nong hậu môn sau mổ trĩ: sử dụng que nong bằng cao su, que nong bằng kim loại Hegar hoặc nong ống soi, phải nong trong thời gian dài, kéo dài nhiều tháng. Trong thời gian nong hậu môn, tăng dần kích thước dụng cụ nong từ nhỏ tới lớn để chỗ bị hẹp có thể giãn ra từ từ.
Nong hậu môn bằng tay
Nong hậu môn bằng tay

Mỗi lứa tuổi sẽ cần có kích cỡ nong và chế độ nong hậu môn thích hợp. Cụ thể là:

  • Thời điểm nong hậu môn: Sau phẫu thuật 7 - 14 ngày;
  • Kích cỡ nong:
    • 1 - 3 tháng: Cây nong số 12;
    • 4 - 8 tháng: Cây nong số 13;
    • 9 - 12 tháng: Cây nong số 14;
    • 1 - 3 tuổi: Cây nong số 15;
    • 4 - 12 tuổi: Cây nong số 16;
    • Trên 12 tuổi: Cây nong số 17.

            Khi đã đạt được kích thước cây nong, cần tiếp tục nong trong 1 tuần (2 lần/ngày) cho tới khi nong được dễ dàng, bệnh nhân hết đau.

            • Tần suất nong:
              • Tháng 1: 1 ngày nong 1 lần;
              • Tháng 2: 2 ngày nong 1 lần;
              • Tháng 3: 3 ngày nong 1 lần;
              • Tháng 4: 1 tuần nong 2 lần;
              • Tháng 5: 1 tuần nong 1 lần;
              • Tháng 6: 1 tháng nong 1 lần, duy trì 3 tháng;
            • Độ sâu khi nong: 4 - 5cm;
            • Thời gian nong: 6 - 12 tháng.
            Dụng cụ nong hậu môn
            Dụng cụ nong hậu môn

            Bên cạnh việc nong hậu môn sau phẫu thuật có hẹp theo đúng hướng dẫn, bệnh nhân nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt để hạn chế táo bón như: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế ngồi lâu, vận động thường xuyên, chủ động đi đại tiện 1 - 2 lần/ngày, hạn chế ăn đồ cay nóng, hoa quả hay nước uống có vị đắng, chát,... 

            Điều quan trọng là người bệnh nên tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi, đánh giá hiệu quả sau quá trình nong và có những điều chỉnh thích hợp nhất

            NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN